Ý tưởng của tôi dùng máng thu năng lượng và dùng dầu (dùng dầu vì có nhiệt độ điểm sôi cao) để trữ nhiệt, cũng như lưu thông năng lượng tới bếp nấu.
Thời gian trước đây, ở Việt Nam đã xuất hiện bếp sử dụng năng lượng mặt trời thời kiểu parabol, nhưng độ tiện lợi cũng như hiệu suất thấp nên không phát triển được.
Cấu tạo của máng thu năng lượng như sau:
– Máng thu năng lượng được điều chỉnh quay theo hướng mặt trời (được điều khiển bằng moter hoặc bằng dây cót), trên máng chỗ hội tụ ánh sáng ta lắp ống thu nhiệt.
– Thùng chứa dầu trữ nhiệt, đường ống dẫn dầu được bọc bằng vật liệu cánh nhiệt.
– Bếp nấu được thiết kế sao cho dầu dễ dàng lưu thông và truyền nhiệt nhanh nhất.
– Bơm để lưu thông dầu (bơm có công xuất rất nhỏ hoặc có thể bơm bằng tay).
Nguyên lý hoạt động:
Khi có nắng máng thu năng lượng và bình chứa dầu hoạt động theo nguyên lý của máy nước nóng năng lượng mặt trời, dầu nóng nhẹ hơn nên nổi lên trên. Cứ như vậy quá trình trao đổi nhiệt giúp bình dầu đạt được nhiệt độ mong muốn (khoảng 280 độ C).
Khi nấu chỉ cần bơm dầu nóng lưu thông qua bếp (muốn nóng nhiều hay ít chỉ cần điều chỉnh lượng dầu qua bếp là được).
Máng thu năng lượng có ưu điểm như dùng năng lượng cho máy bơm rất ít; nấu được mọi lúc không phải đợi trời nắng chỉ cần trước đó trời có nắng.
Tôi tin rằng với hiệu suất thu nhiệt cao, rất tiện lợi dễ lắp đặt, dễ sử dụng loại máng thu năng lượng này sẽ được mọi ngường hưởng ứng và phát triển.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây hoặc về email media@vnexpress.net.
Cuộc thi “Năng Lượng xanh cho cuộc sống” do Báo điện tử Phụ Kiện Mặt Trời phối hợp với Công ty Schneider Electric tổ chức. Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) là đơn vị đồng hành. Cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, diễn ra từ ngày 13/9 đến ngày 23/10. Cuộc thi nhằm khuyến khích mọi công dân Việt Nam có những suy nghĩ và hành động thiết thực để tiết kiệm năng lượng. Tác phẩm dự thi có thể là những ý tưởng sáng tạo hay giải pháp mang tính thực tiễn liên quan đến điện năng trong sinh hoạt, sản xuất… |
Phạm Văn Bình