Nhân viên nhà máy Ninh Thuận 1 sẽ dùng tiếng Nga để làm việc Leave a comment

Nhân viên làm việc cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam sẽ được đào tạo bằng tiếng Nga và sử dụng ngôn ngữ này để làm việc.

dienhatnhan1-1119-1390055162-3605-142838

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Tiến Dũng.

Dự án điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận, gồm hai nhà máy điện hạt nhân do Nga và Nhật hỗ trợ. Trong đó, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sử dụng công nghệ của Nga. Theo kế hoạch này, hoạt động đào tạo cán bộ cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được tiến hành tại Học viện năng lượng hạt nhân ở Obninsk, ngoại ô Moscow, Nga.

Theo yêu cầu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), dù được xây dựng ở bất kỳ nơi nào, hoạt động của cơ sở hạt nhân cũng phải được thực hiện theo ngôn ngữ của nước sản xuất. Nếu cơ sở Ninh Thuận 1 do Nga thiết kế, tất cả các hoạt động tại đây sẽ được tiến hành bằng tiếng Nga. Do đó, ngôn ngữ hướng dẫn dành cho chuyên gia Việt Nam hay lệnh điều khiển tại nhà máy Ninh Thuận 1 sẽ là tiếng Nga. Nhà vận hành Việt Nam phải nói tiếng Nga và nắm được từ vựng kỹ thuật bằng ngôn ngữ này.

Cách đây 5 năm, Học viện Hạt nhân Obninsk khởi động dự án đào tạo chuyên gia Việt Nam làm việc tại nhà máy do Nga xây dựng. Có khoảng 2.000 học viên Việt Nam đang theo học tại đây (bốn khóa đầu tiên và khóa dự bị). 29 học viên Việt Nam trong khóa đầu tiên sẽ tốt nghiệp Học viện năng lượng hạt nhân Obninsk vào năm 2017. Mùa thu năm nay, Học viện sẽ đón khoảng 40-50 học viên trong đợt tuyển sinh mới.

“Trước khi bắt đầu chương trình học chính, học viên sẽ học dự bị một năm. Chúng tôi có tiêu chuẩn chung về đào tạo tiếng Nga kỹ thuật, theo đó các học viên phải nắm được khoảng 2.000 cụm từ kỹ thuật đặc biệt. Sinh viên từ Việt Nam cố gắng, chăm chỉ và đạt được những kết quả xuất sắc. Sự kiên trì bẩm sinh và động lực đã hỗ trợ họ rất nhiều. Và tất nhiên, mức độ đào tạo toán học và vật lý tốt ở các trường trung học Việt Nam giúp họ có lợi thế hơn so với sinh viên từ 15 quốc gia khác cũng theo học tại Học viện của chúng tôi.”, Natalia Ayrapetova, giám đốc Học viện, cho hay.

Ngay từ năm nhất, sinh viên Việt Nam đã được chuẩn bị khá tốt để bắt đầu tiếp thu chương trình học phức tạp. Tiêu chuẩn đào tạo dành cho sinh viên nước ngoài cũng giống như sinh viên Nga, đều phải qua ba kỳ thực tập bao gồm thời gian làm quen khi học năm thứ tư, thực tập sản xuất và trước khi tốt nghiệp. Sinh viên Việt Nam sẽ đi thực tập tại các nhà máy điện hạt nhân của Nga, nơi có các tổ máy giống như ở Ninh Thuận 1 sau này.

Thủ tướng Nga Medvedev đang thăm chính thức Việt Nam (ngày 5-7/4) nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trong các cuộc hội đàm, các nhà lãnh đạo hai nước khẳng định tầm quan trọng của vấn đề hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Trước đó, tại diễn đàn đối thoại Năng lượng nguyên tử ngày 13/4/2011, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga lúc bấy giờ là Kovtun Andrei Grigorievich cho biết: “Việc hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận, phía Nga sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động”.

Anh Hoàng (Theo Sputniknews Việt Nam)


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Tin nhắn
Zalo
Tin nhắn
Điện thoại