Bữa sáng quan trọng với trẻ thế nào? Leave a comment


Ăn sáng vội vàng, qua loa khiến trẻ khó tiếp thu kiến thức khi đến trường, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, hiện nay nhiều học sinh dùng điểm tâm sơ sài, khẩu phần chưa cân đối. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cho cơ thể sau một đêm dài, giúp trẻ tăng trưởng tốt thể chất và trí tuệ. Đây là bữa ăn cung cấp 20-30% tổng năng lượng hàng ngày cho trẻ. Trẻ em nên ăn sáng đều đặn 7 ngày trong tuần. Nếu bỏ bữa sáng, trẻ dễ bị chậm tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng nên hay mắc bệnh nhiễm trùng. Bỏ bữa sáng thường xuyên còn tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.

Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Khi không ăn sáng, cơ thể có nhu cầu bù đắp lại năng lượng thiếu hụt nên các em sẽ ăn nhanh, nhiều và no vào các bữa trưa, chiều tối. Năng lượng cung cấp quá nhiều vào cuối ngày nhưng không có hoạt động thể lực để tiêu hao sẽ tích lũy dưới dạng mỡ và gây thừa cân béo phì. Các món ăn nhanh nhiều đường, chất béo thường được lựa chọn khi đói bụng càng khiến trẻ dễ tăng cân.

Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị và tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ Diệp đánh giá, ngoài việc bỏ bữa sáng thì bữa ăn sáng nghèo nàn, đơn điệu về dinh dưỡng khiến các tế bào cơ, thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, gây hạ đường huyết. Trẻ khó tập trung, uể oải, buồn ngủ, tiếp thu bài kém nên kết quả học tập không tốt. Một số khảo sát cho thấy gần 1/3 học sinh phổ thông ở đô thị thường xuyên không ăn sáng, bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng. Nếu không quan tâm đúng mức tới bữa sáng của trẻ từ khi còn nhỏ, phụ huynh khó lòng giúp con phát triển toàn diện.

Bữa ăn sáng quan trọng nhất trong ngày, cung cấp 20-30% năng lượng cho trẻ, bác sĩ Ngọc Diệp chia sẻ.

“Bữa ăn sáng quan trọng nhất trong ngày, cung cấp 20-30% năng lượng cho trẻ”, bác sĩ Ngọc Diệp chia sẻ.

Các bậc cha mẹ tại đô thị thường than phiền dù rất muốn nhưng gặp khó khăn khi chuẩn bị bữa sáng vì việc di chuyển từ nhà tới trường của con và tới chỗ làm mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, cho con tiền tự mua đồ ăn thì lại không an tâm, không kiểm soát được thức ăn trẻ chọn có tốt không. Có trẻ nhỏ ngồi sau xe của cha mẹ vội vàng ăn ổ bánh mì, uống hộp sữa không hiếm gặp vào buổi sáng ở các đô thị.

Làm sao cha mẹ có thể tổ chức bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ em tại nhà không khó thực hiện. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần chủ động tổ chức bữa ăn dinh dưỡng trong điều kiện thời gian hạn hẹp. Thực đơn của con cần đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng như nhóm ngũ cốc; nhóm thịt, cá, trứng; sữa hoặc sản phẩm từ sữa; rau hoặc trái cây. Phụ huynh có thể chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có thể chế biến nhanh như trứng, thịt, cà chua, dưa leo, cà rốt, ớt chuông, rau cải, giá….; ngũ cốc ưu tiên loại có nhiều vitamin nhóm B và chất xơ như bánh mì nguyên cám, bánh mì có bổ sung các hạt, yến mạch, mì sợi…; sữa cần bổ sung vitamin D, vi khoáng để bổ xương; chất béo chọn loại có nhiều omega 3 như cá béo, dầu nành, mè, ôliu…

Với các nguyên liệu được chuẩn bị trước là bạn có thể chế biến tô bún dinh dưỡng cho con. Ảnh: Minh Thư.

Với các nguyên liệu được chuẩn bị trước là bạn có thể chế biến tô bún dinh dưỡng cho con. Ảnh: Minh Thư.

Để chuẩn bị bữa nhanh chóng, cha mẹ có thể nấu sẵn nước dùng, thịt nạc bằm hoặc cá viên từ buổi tối, chỉ cần luộc chút mì sợi, bánh phở hoặc bún, thêm chút rau củ, gia vị là có bữa sáng ngon lành. Bánh mì và trứng ốp la, vài củ cà rốt, vài lát dưa chuột cùng một hộp sữa giúp đổi món cho cả nhà. Nếu chọn thực phẩm chế biến sẵn, phụ huynh nên đọc kỹ nhãn thực phẩm để xem thành phần dinh dưỡng và mức năng lượng có đủ cho con hay không.

Thành phần dinh dưỡng, cách chế biến phù hợp với lứa tuổi, sở thích. Ví dụ, với trẻ 3 tuổi, thức ăn phải mềm, màu sắc bắt mắt, phù hợp sở thích, khẩu vị mặn, ngọt khác nhau. Tham khảo dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cung cấp đúng năng lượng theo nhu cầu của trẻ.

Phụ huynh cần hình thành thói quen ăn sáng và cho trẻ thực hành từ khi còn bé. Ảnh: Nestlé.

Phụ huynh cần hình thành thói quen ăn sáng và cho trẻ thực hành từ khi còn bé. Ảnh: Nestlé.

“Cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen ăn sáng lành mạnh từ khi còn bé bằng cách chuẩn bị bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi, sở thích; gọi con thức dậy sớm để đủ thời gian ăn sáng trước khi đến trường; gia đình nên dùng bữa cùng nhau để làm gương, tránh để trẻ ăn một mình hoặc cho trẻ tự ăn sáng ở trường. Để con phát triển tốt hơn, mẹ nên tập cho bé những thói quen lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ, nhất là ăn sáng”, bác sĩ Diệp cho biết.

Kim Uyên

“Bữa sáng Nestlé cho trẻ vui khỏe hơn” là chương trình thường niên được Nestlé phát động với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào tương lai khỏe mạnh hơn cho người dân Việt Nam. Nestlé tin rằng việc hình thành thói quen ăn sáng từ nhỏ cho trẻ với sự hỗ trợ của các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Góp phần giúp bữa sáng thêm dinh dưỡng, đủ lành mạnh lại tiện lợi, các mẹ có thể chọn sản phẩm phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu của con như thức uống lúa mạch Milo, Milo ít đường, Milo thức uống bữa sáng cân bằng, NAN Optipro 4 pha sẵn dành cho trẻ từ 2-6 tuổi, sữa tiệt trùng Nestlé NutriStrong ít đường hay ngũ cốc ăn sáng Koko Krunch cùng với sữa.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Tin nhắn
Zalo
Tin nhắn
Điện thoại