Sau 4 tháng đốc thúc, hiện mới có 20 dự án điện tái tạo chuyển tiếp, tương ứng 25% tổng số dự án lỡ giá FIT, được vận hành thương mại, phát lên lưới. Leave a comment

Bộ Công Thương ngày 5/9 báo cáo Thủ tướng về đàm phán giá điện của các dự án điện tái tạo chuyển tiếp (mặt trời, điện gió).

Tổng công suất 85 dự án điện tái tạo bị chậm vận hành là hơn 4.600 MW. Đến 25/8, có 79 dự án (chiếm 94%) trong số này nộp hồ sơ đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Như vậy, còn 6 dự án, tổng công suất 284,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán dù được đôn đốc nhiều lần.

Số dự án gửi hồ sơ, có 68 dự án (tổng công suất 3.633,26 MW) thỏa thuận giá điện với EVN. Trong đó, 67 dự án đồng ý giá tạm bằng 50% khung giá phát điện, tức 754-908 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tùy loại nguồn điện mặt trời hay gió, để làm cơ sở ký hợp đồng mua bán điện, vận hành thương mại.

Bộ Công Thương cho biết, trong số dự án đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, 43 dự án đang thử nghiệm. Tuy nhiên đến nay mới có 20 dự án khác đủ điều kiện vận hành thương mại (COD), tức là hệ thống có thêm 1.171,72 MW. Số dự án phát điện lên lưới mới chiếm 25% tổng số dự án lỡ giá FIT ưu đãi trong 20 năm, phải đàm phán giá với EVN theo khung giá Bộ Công Thương ban hành.

EVN cùng chủ đầu tư đã đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 61 dự án, và 58 dự án trong số này được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm, tổng công suất hơn 3.181 MW.

Về cấp giấy phép hoạt động điện lực – điều kiện cần để dự án được thử nghiệm, vận hành, Bộ Công Thương cấp cho 29 dự án, phần dự án.

Theo báo cáo của Công ty Mua bán điện (đơn vị được EVN ủy quyền đàm phán giá, ký hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư nhà máy), có 51 dự án được công ty này tính toán giá điện ở mức tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) tối đa 12% -mức tương đương các nhà máy điện truyền thống. Kết quả, 21 dự án trong số này có mức giá điện được “chốt” thấp hơn khung giá của Bộ Công Thương.

Đầu năm ngoái, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 15 về cơ chế giá cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp sau khi giá FIT hết hiệu lực từ cuối 2020. Khung giá cho các dự án này được cơ quan quản lý đưa ra sau đó, nhưng nhiều chủ đầu tư phản ánh họ gặp khó khăn do giá mới đưa ra quá thấp.

Tại báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công Thương khẳng định việc tính toán, đưa ra khung giá phát điện cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đúng quy định. Khung giá này giảm bình quân 4,2-7,3% một năm so với giá FIT ban hành năm 2020 (giá FIT2) với điện mặt trời mặt đất và nổi. Với điện gió, mức này cũng giảm 4,2-4,3% một năm so với FIT2. Tuy vậy, cơ quan quản lý lĩnh vực năng lượng cho hay sẽ tiếp tục rà soát khung giá cho các dự án chuyển tiếp và kịp thời sửa, bổ sung nếu phát hiện bất cập.


Anh Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Tin nhắn
Zalo
Tin nhắn
Điện thoại