Việt Nam đứng thứ tám về đầu tư năng lượng tái tạo Leave a comment


Với mức đầu tư 7,4 tỷ USD vào điện gió, điện mặt trời, Việt Nam có tiềm năng thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn của thế giới.

Thông tin trên được ông Weert Börner, Phó Đại sứ, trưởng phòng kinh tế Đại sứ quán Đức nói trong buổi triển lãm năng lượng tái tạo do cơ quan này cùng với GIZ (Tổ chức hợp tác quốc tế Đức), sáng 23/4.

Ông Weert Börner dẫn số liệu năm 2020 cho thấy, Trung Quốc là nước đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với 83,6 tỷ USD, đứng thứ hai là Mỹ với 49,3 tỷ USD. Việt Nam xếp trên Pháp và Đức khi số tiền đầu tư vào năng lượng tái tạo của hai nước này lần lượt là 7,3 tỷ USD và 7,1 tỷ USD.

Ông Keynote Speaker nói về chuyển dịch năng lượng. Ảnh: Gia Chính

Ông Weert Börner nói về chuyển dịch năng lượng. Ảnh: Gia Chính

Đại sứ Đức Guido Hildner đánh giá, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu, thế giới đang trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng và Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành cường quốc năng lượng tái tạo với điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối.

Vị này dẫn chứng, chỉ trong 30 năm CHLB Đức từ con số không đã đạt 46% tổng năng lượng là năng lượng tái tạo và tỷ trọng điện than xuống còn 18%.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng là nền tảng, tiền đề Việt Nam phát triển kinh tế xã hội. Trong nhiều văn kiện, Việt Nam đã xác định việc phát triển năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Việt Nam đã xác định hướng chuyển dịch năng lượng cụ thể, tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ đạt 15-20% vào năm 2020, 25-30% vào năm 2045. “Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời, khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất điện từ rác thải đô thị, sinh khối”, ông Hiển nói thêm.

6 lợi ích của việc chuyển đổi năng lượng, theo các chuyên gia Đức, gồm, tránh nhập khẩu năng lượng; chủ động an ninh nguồn cung cấp; nâng cao sức khoẻ môi trường và sức khoẻ con người; tạo ra được nhiều việc làm hơn; kích thích đổi mới sáng tạo; giá trị gia tăng cho khu vực.

“Việc phát triển điện khí hóa ở nông thôn có thể tiết kiệm ít nhất 20% so với điện lưới thông thường. Nó cũng giảm sự tập trung nguồn cung cấp năng lượng và tăng gấp đôi việc làm so với điện than do sử dụng được lao động tại chỗ”, ông Weert Börner nói.


Gia Chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Tin nhắn
Zalo
Tin nhắn
Điện thoại